Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin cv xin việc dược sĩ là gì và có những đặc điểm nào nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn trong bài viết sau đây.
Trong CV tiếng Anh nói riêng và bất kể mẫu CV xin việc nào nói chung thì cũng đều có sự xuất hiện của phần sở thích được gọi là mục Hobbies. Tuy nhiên không nhiều người nhận ra giá trị thật sự của phần này do đó không tận dụng được lợi ích tuyệt vời vốn có trong giá trị thể hiện của nội dung này. Ngay sau đây, hoctoeic24h.com sẽ giúp bạn khai thác triệt để hiệu quả mà sở thích trong CV tiếng Anh mang lại nhé.
Phần sở thích trong CV tiếng Anh được đặt tên đề mục là Hobbies, là phần nêu thông tin về sở thích của ứng viên. Phần này thường nằm phía dưới của CV xin việc, dẫn đến khiến cho nhiều người coi nhẹ giá trị quan trọng của nó, chỉ nghĩ rằng những phần thường được sắp xếp ưu tiên ở trên đầu như Kinh nghiệm, Học vấn, Kỹ năng, Mục tiêu nghề nghiệp,... mới là quan trọng nhưng thực chất nếu nó đã có mặt ở trong CV thì ắt sẽ gánh vác một trọng trách riêng.
Quả thực sai lầm khi nghĩ rằng phần Hobbies trong CV tiếng Anh là phần ít được các nhà tuyển dụng quan tâm đến. Trên thực tế, nhiều HR dựa vào phần sở thích này để lấy làm tiêu chí đánh giá, đo lường ứng viên, đưa ra nhận xét về sự phù hợp của ứng viên đối với văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Do vậy, nếu muốn có một bản CV hoàn hảo và thực sự ấn tượng thì bạn nhất định cũng phải dành cả tâm huyết để đầu tư cho phần sở thích.
Nhưng làm sao viết sở thích trong mẫu CV xin việc tiếng Anh hiệu quả? Chúng ta sẽ phải học hỏi những bí kíp hay từ giới chuyên gia CV để biến một phần vốn tưởng như ngắn ngủn, đơn giản này trở nên hấp dẫn, cuốn hút. Ngay sau đây sẽ là những giá trị bạn cần nắm bắt.
Tham khảo thêm: Tính cách trong CV tiếng Anh
Trong mỗi người đều sẽ có những thói quen và sở thích riêng. Chính những yếu tố này đã đem đến sự đa dạng trong tính cách, lối sống, một phần còn làm nên nét cá tính riêng trong con người bạn. Bởi thế nên, phần sở thích trong CV hoàn toàn có thể giúp nhà tuyển dụng khám phá được những nét thú vị, độc đáo của ứng viên.
Nhiều khi, nó còn là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi tính cách của bạn có phù hợp với đặc trưng công việc nào đó hay không. Khi xin việc làm giáo viên, bạn có tính cách điềm đạm, sự chỉn chu, tỉ mỉ cần thiết; ứng tuyển vào vị trí tổ chức sự kiện, liệu bạn có nét tính cách hài hước, vui tính mà không kém phần chuyên nghiệp trong công việc,...
Vậy thì việc chú trọng làm nổi bật nội dung tính cách hoàn toàn cần thiết. Rất ít người để tâm đến vấn đề này cho nên dường như sẽ là việc khó khăn nếu bạn muốn tìm kiếm những bí quyết hay. Đừng lo, ngay sau đây, bài viết sẽ gửi đến bạn đọc quan tâm những chia sẻ tỉ mỉ của chuyên gia CV để hoàn thiện nội dung sở thích cho CV thật cuốn hút.
Nói đầu tư cho mục Sở thích trong CV tiếng Anh không phải là việc chúng ta càng ghi nhiều sở thích thì càng tốt. Dù được khuyến khích nên coi trọng phần này nhưng bạn vẫn phải tuân thủ nguyên tắc về sự phù hợp và ngắn gọn.
Do đó, hãy chỉ đưa vào CV những sở thích nổi bật đủ làm toát lên cá tính con người bạn, càng hiệu quả hơn khi bạn đưa được sở thích hữu ích đối với công việc đang ứng tuyển.
Việc này rất đơn giản để thực hiện. Xem ví dụ này bạn sẽ biết được mình cần làm gì. Chẳng hạn bạn gửi CV ứng tuyển vào vị trí biên tập viên, những sở thích được cho là liên quan đến công việc có thể ghi vào CV như writing blogs, reading books,... Đừng nghĩ rằng cần phải ghi những điều gì đó to tát, những sở thích của bạn chỉ cần gần gũi với cuộc sống nhưng thiết thực với công việc thì ắt nhận được tín hiệu tích cực từ nhà tuyển dụng.
Bạn có nhiều cách để trình bày sở thích của mình nhưng cách thông minh nhất đó chính là tận dụng hiệu quả các gạch đầu dòng. Đây là cách mà bạn có thể đưa ra rạch ròi từng sở thích riêng, cũng giúp nhà tuyển dụng dễ đọc, dễ nhận diện nội dung và không bỏ sót bất cứ điều gì bạn viết.
Theo một cách thông thường, khi tham khảo nhiều mẫu CV khác, bạn sẽ thấy sở thích được trình bày cực kỳ ngắn gọn với vài ba gạch đầu dòng, chẳng hạn như
"5. Hobbies
- Listen to music
- Reading book
- Play badminton
...."
Đến chính bạn cũng chẳng thể lý giải được sự xuất hiện của những thông tin trên và cách trình bày như thế có giá trị gì. Vậy thì nhà tuyển dụng cũng đang cảm nhận như bạn. Không có nhận định nào khác hơn việc có thể nói rằng, với cách trình bày đó, mục sở thích quả thực trở nên vô cùng thừa thãi. Nó chẳng những không hữu ích đối với CV mà còn làm cho CV mắc lỗi dài dòng, chưa các thông tin không liên kết toàn bộ CV.
Hãy chú ý hơn chút nữa trong cách trình bày, cũng đầu tư thêm một chút nữa để nội dung trở nên đặc sắc hơn mà không còn sơ sài như ví dụ là chúng ta sẽ có ngay một mục nội dung đáng giá. Tận dụng những gạch đầu dòng chỉ để đưa sở thích phù hợp với vị trí ứng tuyển là nhiệm vụ đầu tiên ứng viên cần phải cân nhắc. Tiếp theo đó, bạn hãy tìm ra một cách diễn đạt phù hợp để đặt ngay sau mỗi dấu gạch đầu dòng này sao cho câu văn có ý nghĩa hơn.
Bạn hãy tham khảo một mẫu nội dung triển khai cho phần Hobbies sau để vận dụng cho CV của mình. Đây là mẫu nội dung phục vụ cho công việc ứng tuyển làm content marketing:
- I like reading. Reading books will help me get a lot of ideas for content writing work
- Blogging has helped me to improve my writing skills and use a wide range of language
- I like to work in a relaxing and stylish space because that way I can build good content.
Chúng ta không nên đưa những thông tin không có giá trị trong CV. Theo đó, những sở thích đơn thuần chỉ mang ý nghĩa cho sự tiêu khiển, không tạo ra được sự tương tác với công việc không có bất cứ tác động tích cực nào cho đánh giá của nhà tuyển dụng cũng như không thể tạo ra sự phù hợp cho ứng viên với công việc. Vậy nên hãy loại bỏ chúng ra khỏi CV. Một vài sở thích tiêu khiển như seeing movies, drink tea, listening to music, singing,... không nên liệt kê hàng loạt một cách vô bổ vào CV.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách trình bày Objective trong CV tiếng Anh
Như vậy, đã quá rõ ràng cho cách viết sở thích trong CV bằng tiếng Anh. Tất nhiên khi trình bày CV, ai cũng muốn thông qua hình thức gián tiếp này để thể hiện bản thân một cách tốt nhất, bù đắp lại cho việc chưa được trực tiếp gặp gỡ để thể hiện khả năng trước mắt nhà tuyển dụng.
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng phần sở thích như một phần gây hứng thú hiệu quả cho nhà tuyển dụng, kích thích sự hào hứng khám phá nhiều hơn về bạn ở họ. Vậy thì đừng tiếc một chút sự đầu tư để làm cho phần nội dung này độc đáo hơn, màu sắc hơn và "đầy đủ" hơn.
Bài viết đến đây là giúp bạn đọc nắm bắt tốt nhất cách làm sao để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thông qua phần sở thích trong CV tiếng Anh. Rất mong bạn có thể áp dụng hiệu quả những chia sẻ này để nắm bắt những cơ hội việc làm lớn mà bản thân mong đợi.