Một số quy tắc đánh trọng âm cơ bản trong tiếng Anh

By   admin    06/02/2020

Trọng âm là một phần khó và gây khó khăn cho nhiều bạn trong việc học nói tiếng Anh. Sau đây là 6 quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh vô cùng đơn giản cho bạn.

Trọng âm là một phần khó và gây khó khăn cho nhiều bạn trong việc học tiếng Anh mà cụ thể là học nói tiếng Anh. Vậy hôm nay cùng hoctoeic24h.com tìm hiểu 6 quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh vô cùng đơn giản mà lại áp dụng được trong rất nhiều trường hợp.

1. Quy tắc 1

Nếu bạn thấy một từ là một danh từ hoặc là một tính từ có 2 âm tiết trở lên, thì trọng âm sẽ thường rơi vào âm tiết thứ 1.

Quy tắc trọng âm

Ví dụ: Concert /ˈkɑːnsərt/ (noun): buổi hòa nhạc. Ở từ này trọng âm sẽ rơi vào vào âm số 1 do đây là một danh từ có 2 âm tiết.

Lovely /ˈlʌvli/ (adjective) : đây là một tính từ có 2 âm tiết do đó trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

2. Quy tắc 2

Động từ 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm thứ 2.

Ví dụ: improve /ɪmˈpruːv/ (verb): động từ này có nghĩa là cải tiến nó bao gồm 2 âm tiết là /im/ và âm tiết /pruːv/ nên trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.

Delay  /dɪˈleɪ/ đây là động từ mang nghĩa trì hoãn, bao gồm 2 âm tiết  vậy nên âm tiết sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.

Tham khảo thêm: Trợ động từ trong tiếng Anh

3. Quy tắc 3

Trọng âm không bao giờ rơi vào hậu tố trong tiếng Anh, không đánh trọng âm vào tiền tố. 

Ví dụ: Attractive /əˈtræktɪv/ (adjective): đây là một tính từ với nghĩa là thu hút, trong tính từ này nếu ta bỏ hậu tố “ive” đi thì ta có động từ với nghĩa thu hút “attract”, và trọng âm trong tính từ này sẽ không rơi vào hậu tố “ive”.

Không đánh trọng âm vào tiền tố.

Ví dụ:  Với từ unattractive /ˌʌnəˈtræktɪv/ (adjective) từ này có tiền tố “un” và trọng âm sẽ không rơi vào tiền tố “un”.

4. Quy tắc 4

Có một vài hậu tố đặc biệt mà có trọng âm rơi vào ngay trước đó, được áp dụng cho tất cả từ bất kể số lượng âm tiết.

Hậu tố “able”

Durable: có nghĩa là lâu bền, trọng âm rơi vào “dur”

Laughable: có nghĩa là nực cười, trọng âm cũng rơi vào âm tiết ngay trước hậu tố đó chính là rơi vào”Laugh”

Hậu tố “ial”

Differential (khác biệt) : theo quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước hậu tố “ial” tức là rơi vào “ent”

Social (thuộc xã hội): trọng âm cũng rơi vào “soc”.

Financial(thuộc về tài chính):  theo quy tắc thì trọng âm của từ này sẽ rơi vào “nan”

Hậu tố “cian”

Musician (nhạc sĩ): và trọng âm của từ này rơi vào âm tiết đứng trước hậu tố “cian” tức là rơi vào âm “si”

Physician: từ này có nghĩa là thầy thuốc, trọng âm của từ cũng rơi vào trước hậu tố “cian” và chính xác là rơi vào âm tiết “si”

Clinician : từ này có nghĩa là bác sĩ lâm sàng, và trọng âm rơi vào “ni”

Hậu tố “ery”

‘Bakery (hiệu bánh mỳ): trọng âm của từ rơi vào âm tiết ngay trước hậu tố “ery”, tức là rơi vào “bak” 

‘Scenery : Phong cảnh, tương tự từ “scenery” có chứa hậu tố “ery”, do vậy trọng âm sẽ rơi vào âm tiết ngay trước hậu tố “ery”, tức là rơi vào “scen”

Hậu tố “ian”

Ta có ví dụ: Comedian: nghệ sĩ hài, từ này có chứa hậu tố “ian” là một hậu tố đặc biệt, do đó trọng âm rơi vào âm tiết đứng ngay trước “ian” đó là “medi”

Civilian: nhân dân, tương tự như từ comedian, từ civilian có chứa hậu tố “ian”, nên trọng âm sẽ rơi vào “vil” vì nó đứng ngay trước “ian”

5. Quy tắc 5

Những từ kết thúc bằng hậu tố “ –ade, -ee,-eer,-que,-ette” sẽ có trọng âm đặt vào âm cuối. Quy tắc này áp dụng với mọi từ bất kể số lượng âm tiết.

“ade” 

Lemonade: nước chanh, từ này trọng âm rơi vào “nade”

Crusade: chiến dịch lớn, từ này trọng âm rơi vào “sade”

Arcade: đường mái vòm, trọng âm rơi vào âm tiết cuối “cade”

“ee”

Agree: đồng ý, trọng âm cũng rơi vào âm tiết cuối “gree”

Jamboree: hội hè, trọng âm của từ này cũng rơi vào âm tiết cuối “ee”

Quy tắc trọng âm để nói tiếng Anh chuẩn.

“ese”

Japanese: Người Nhật Bản

Cheese: Pho mát

Những từ này đều có trọng âm rơi vào âm tiết cuối.

“ette”

Cassette : đài cát sét, từ này có trọng âm rơi vào âm tiết “ette”

Corvette : tàu chiến, từ này có trọng âm rơi vào âm tiết cuối “ette”

6. Quy tắc 6

Chúng ta sẽ đặt trọng âm vào âm tiết thứ hai từ cuối lên với những từ kết thúc với : -ic,    -sion, -tion.

Ví dụ: Iconic : từ này có nghĩa là mang tính hình tượng, kết thúc với đuôi –ic , vậy ta đếm từ dưới lên âm tiết thứ hai rơi vào “con”

Graphic: thuộc đồ thị, kết thúc bằng đuôi –ic, tương tự ta lại thấy trọng âm rơi vào “Graph” vì đây là âm thứ hai từ dưới lên.

Tham khảo thêm: 3 App luyện phát âm tiếng Anh miễn phí tốt nhất

Mình hy vọng qua bài viết này các bạn có thể nắm được 6 quy tắc vàng trong việc đánh trọng âm, và có thể phát âm chuẩn hơn từ đó có thể học tốt môn tiếng Anh hơn.

5/5 (2 bình chọn)