Bí quyết viết CV ngành nhân sự ấn tượng và chuyên nghiệp nhất

By   admin    26/07/2022

Nếu đã từng làm việc trong vị trí nhân sự thì chắc hẳn bạn hiểu được tầm quan trọng của CV xin việc. CV ngành nhân sự thể hiện được kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và thành tích sẽ giúp ứng viên trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá những bí quyết để viết CV ngành nhân sự ấn tượng và chuyên nghiệp nhất nhé!

1. Viết CV ngành nhân sự cần đặc biệt chú ý những thông tin nào?

1.1. Giới thiệu bản thân hoặc mục tiêu nghề nghiệp

Chắc hẳn bạn có thể hiểu được rằng các nhà tuyển dụng luôn luôn bận rộn, bởi vậy họ không thể dành nhiều quá thời gian cho CV xin việc của mỗi ứng viên. Chính vì vậy, phần giới thiệu bản thân hoặc mục tiêu nghề nghiệp ở phần đầu CV ngành nhân sự có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý và điều hướng suy nghĩ của nhà tuyển dụng.

Giới thiệu bản thân hoặc mục tiêu nghề nghiệp
Giới thiệu bản thân hoặc mục tiêu nghề nghiệp

Thông thường, phần giới thiệu bản thân sẽ dành cho những ứng viên sẽ dành cho những ứng viên có nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ có đủ kinh nghiệm cần thiết để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về số năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự của bản thân. Bên cạnh đó, thành tích trong công việc hay các bằng cấp cũng có liên quan đến số năm kinh nghiệm làm việc.

Ví dụ:

“Chuyên viên tuyển dụng với kinh nghiệm hơn 5 năm tìm kiếm ứng viên và đào tạo nhân sự mới, luôn nỗ lực giảm chi phí tuyển dụng và phúc lợi, cũng như tăng cường mức độ hài lòng của nhân viên”.

Tuy nhiên, nếu bạn mới tốt nghiệp hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành nhân sự thì mục tiêu nghề nghiệp sẽ làm sự lựa chọn hợp lý hơn. Trong khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự, bạn cũng có thể tận dụng mọi kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng hoặc bằng cấp nào có liên quan đến vị trí công việc mà mình ứng tuyển để làm CV của mình thêm nổi bật.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên viết mục tiêu nghề nghiệp
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên viết mục tiêu nghề nghiệp

1.2. Định lượng kinh nghiệm làm việc trong ngành nhân sự

Bộ phận nhân sự thực hiện chức năng quản lý, điều phối, tổ chức nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc tuyển dụng, lựa chọn ứng viên, đào tạo nhân viên mới… cũng thuộc vào nhiệm vụ của bộ phận nhân sự.

Chính vì vậy, nếu bạn có thể sử dụng những con số biết nói để định lượng kinh nghiệm làm việc của mình thì chiếc CV ngành nhân sự của bạn sẽ là một chiếc CV cực kỳ đắt giá. Bằng những con số ấy, bạn có thể chứng minh năng lực của bản thân và hiệu suất làm việc một cách trực quan hơn. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được những gì bạn sẽ có thể đóng góp cho công ty.

1.3. Trình độ học vấn và chứng chỉ bằng cấp

Nếu bạn mới ra trường và chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm thì trình độ học vấn và bằng cấp chứng chỉ sẽ là “cứu cánh” đắc lực cho chiếc CV ngành nhân sự của bạn.

Trình độ học vấn và chứng chỉ bằng cấp
Trình độ học vấn và chứng chỉ bằng cấp

Bên cạnh đó, bạn nên đề cập nhiều hơn đến các dự án mà bản thân từng tham gia, các nghiên cứu khoa học, giải thưởng hoặc bất kỳ khóa học nào liên quan đến ngành nhân sự mà bạn đã hoàn thành. Đây chính là những minh chứng rõ ràng nhất giúp bạn chứng minh bản thân có đủ chuyên môn và kỹ năng để trở thành một chuyên viên trong ngành nhân sự.

Ngoài ra, bằng cấp chứng chỉ là minh chứng đáng tin cậy cho chuyên môn và kỹ năng của bạn. Nếu có không  nhiều bằng cấp chứng chỉ, bạn có thể “chèn” tùy ý vào trong kinh nghiệm làm việc. Nêu số lượng bằng cấp, chứng chỉ của bạn đủ nhiều thì tốt nhất nên dành riêng một đề mục trong CV để liệt kê các bằng cấp chứng chỉ của mình.

1.4. Kỹ năng làm việc trong CV ngành nhân sự

Có một cách hiệu quả không chỉ chứng minh được chuyên môn của ứng viên mà còn giúp cho CV của họ được đánh giáo cao hơn những người khác, đó chính là liệt kê ra những kỹ năng làm việc được đánh giá cao nhất trong ngành. 

Kỹ năng làm việc trong CV ngành nhân sự
Kỹ năng làm việc trong CV ngành nhân sự

Ngày nay, để làm tốt công việc của mình thì những người làm công tác nhân sự  đều phải có kỹ năng sử dụng máy tính tốt, có kiến thức về lưu trữ dữ liệu.

Mặc khác, không thể xem nhẹ tầm quan trọng của các kỹ năng mềm. Những người làm việc trong ngành nhân sự thường xuyên phải làm việc với khách hàng và ứng viên, bởi vậy họ cũng cần sở hữu kỹ năng mềm xuất sắc, chẳng hạn như:

- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản hoặc phi văn bản.

- Kỹ người huấn luyện và đào tạo nhân viên mới.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng theo dõi, tổ chức, tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng lãnh đạo.

Bạn nên dựa vào nội dung và yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng để biết nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm ứng viên sở hữu những kỹ năng nào và những kỹ năng nào cần thiết cho công việc. Xác định được danh sách kỹ năng cần đưa vào trong CV sẽ giúp bạn chủ động hơn khi liệt kê ra kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của bản thân.

2. Một số mẹo cần ghi nhớ khi viết CV ngành nhân sự

2.1. Nhận thức được thế mạnh của bản thân

Nếu bạn không thể trở nên khác biệt thì bạn sẽ không thể nổi bật. Kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ, thành tích có thể là những thế mạnh cá nhân và cũng có thể là những yếu tố cốt lõi góp phần định vị bạn như một ứng viên tiềm năng nhất cho công việc đang tuyển dụng.

Nhận thức được thế mạnh của bản thân
Nhận thức được thế mạnh của bản thân

Nhưng đó không phải là tất cả. Có một số thông tin mà bạn có thể khéo léo thêm vào để tăng lên giá trị cho CV xin việc của mình. Khi viết về kinh nghiệm làm việc, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã làm được những gì thay vì chỉ nói bạn đã đảm nhận những công việc gì.

2.2. Thành tích đóng vai trò quan trọng

Nhân sự là một lĩnh vực mà kinh nghiệm làm việc và thành tích trong công việc có thể dễ dàng được định lượng thông qua những con số. Chính vì vậy, nếu không có bất cứ con số nào xuất hiện trong CV xin việc của bạn thì bạn không thể nói rằng mình có kinh nghiệm làm việc trong ngành này.

Những người làm công việc tuyển dụng có kinh nghiệm đã chắc chắn đã có số lần tiếp xúc với CV xin việc đủ nhiều để biết được rằng đâu là cách để CV của một ứng viên nổi bật hơn và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Mặc dù chuyên môn và kỹ năng của bạn rất quan trọng, tuy nhiên nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ muốn biết nhiều hơn thế. Ngành nhân sự là một ngành đặc thù. Những gì bạn đã làm được trong thực tế có giá trị thuyết phục cao hơn là những gì được ghi trên giấy tờ.

Thành tích đóng vai trò quan trọng
Thành tích đóng vai trò quan trọng

Có thể bạn sẽ gặp một chút khó khăn khi định lượng thành tích hoặc kinh nghiệm làm việc trong CV ngành nhân sự. Điều này là dễ hiểu bởi ngành nhân sự không phải ngành bán hàng. Bí quyết ở đây là hãy đào sâu vào kinh nghiệm làm việc mà bạn cảm thấy có giá trị nhất.

Trên đây, bài viết đã đưa ra những điều cần chú ý khi viết CV ngành nhân sự và một số mẹo nhỏ mà bạn cần ghi nhớ để nâng tầm cho CV của mình. CV ngành nhân sự cần nhấn mạnh vào 3 phương diện: Kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc và thành tích trong công việc. Đây là thế mạnh riêng của mỗi ứng viên. Bạn cần biết thế mạnh của mình ở đâu và tập trung khai thác tối đa thế mạnh của bản thân.

5/5 (2 bình chọn)