Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin cv xin việc dược sĩ là gì và có những đặc điểm nào nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn trong bài viết sau đây.
Thực tế thì làm việc trái ngành không phải là điều mới lạ hiện nay. Bởi đôi khi việc bạn học một chuyên ngành là một chuyện và việc đi làm lại là một câu chuyện khác. Việc học trái ngành nhưng vẫn muốn được làm công việc mình yêu thích diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều bạn ứng viên sẽ gặp thắc mắc trong quá trình chuẩn bị CV xin việc trái ngành. Cách viết CV xin việc trái ngành như thế nào và cần triển khai các ý ra sao? Hãy cùng hoctoeic24h.com theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chuẩn xác nhất nhé!
Để có thể chuẩn bị được CV xin việc trái ngành hiệu quả thì bạn cần làm rõ được CV xin việc đúng ngành, trái ngành là như thế nào, hai mẫu CV này có điểm gì khác biệt?
Thực tế thì về cơ bản, CV xin việc đúng ngành và CV xin việc trái ngành đều có mục đích chính là PR bản thân bạn với nhà tuyển dụng, chứng minh sự phù hợp của mình với vị trí việc làm mà họ đang tìm kiếm. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa CV xin việc đúng ngành và CV xin việc trái ngành đó chính là học vấn và có thể thêm đó là kinh nghiệm, kỹ năng liên quan.
Khi bạn triển khai viết CV xin việc đúng ngành thì bạn học chuyên ngành marketing, ứng tuyển vào vị trí marketing, nhà tuyển dụng cũng sẽ không có thắc mắc hay nghi ngờ gì. Bởi quá trình đào tạo của bạn cũng đủ giúp bạn có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện công việc ứng tuyển.
Còn với CV xin việc trái ngành tức là bạn học marketing nhưng lại ứng tuyển vị trí tester. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ và xuất hiện nhiều hơn các thắc mắc về chính bạn. Và nếu là bạn thì bạn có thực sự cảm thấy tin tưởng một ứng viên không được đào tạo chuyên môn phù hợp hay không? Chính vì thế mà CV xin việc trái ngành sẽ cần chứa những yếu tố giúp bạn chứng minh được tiềm năng của mình và nhà tuyển dụng có thể tin tưởng vào đó để thấy được những kết quả, giá trị mà bạn mang lại.
Tham khảo thêm: Cách viết CV marketing English ấn tượng
Khi đã nhận thức và hiểu rõ được tầm quan trọng của CV xin việc trái ngành thì bạn cần xây dựng cho mình một nền tảng sơ khai vững chắc. Điều này chính bởi việc bạn yêu thích, có niềm đam mê với công việc trái ngành sẽ chưa là lý do đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Bởi điều quan trọng là bạn cần có chuyên môn, có kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu công việc.
Chính vì vậy, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lĩnh vực mà mình sẽ theo đuổi. Mục tiêu của công việc đó là gì? Bản thân cần phải trau dồi thêm những gì và con đường để mình phát triển ra sao?,... Nghiên cứu kỹ lưỡng giúp bạn có thể phần nào xác định được sự phù hợp của bản thân cũng như chắc chắn hơn cho sự lựa chọn rẽ ngang của mình.
Bạn có thể không có 4 năm đào tạo bài bản về đúng chuyên ngành công việc mà mình muốn, thế nhưng, một khóa học trong vài tháng liên quan tới chuyên ngành đó cũng là cơ sở để bạn có thể dấn thân vào công việc trái ngành này của mình. Hơn hết, điều này cũng giúp nhà tuyển dụng cảm thấy tự tin hơn khi lựa chọn bạn bởi ít nhất, bạn đã có cho mình một chứng chỉ, khóa học về công việc sắp tới, tức là bạn đã có tư duy, nhận thức và kiến thức hơn về việc làm đó. Không những vậy, khi ứng tuyển trái ngành, bạn sẽ cần phải cạnh tranh với các ứng viên đúng chuyên ngành, vì thế, nếu không tự bổ sung cho mình những yếu tố phù hợp, liên quan thì khả năng cạnh tranh của bạn là rất thấp.
Khi đã có một sự chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh như trên thì bạn sẽ bắt tay vào việc triển khai mẫu CV xin việc trái ngành cho mình.
CV xin việc trái ngành cần được xây dựng một cấu trúc sao cho nổi bật được những nội dung quan trọng. Vậy, cấu trúc đó sẽ như thế nào?
- Phần Header: Họ và tên được làm nổi bật, vị trí ứng tuyển, thông tin liên hệ của bản thân và ảnh (nếu có).
- Mục tiêu nghề nghiệp: Định hướng trong công việc ở tương lai gần và xa.
- Kinh nghiệm làm việc: Những công việc liên quan tới vị trí ứng tuyển đã trải qua.
- Học vấn: Bằng cấp, chứng chỉ đào tạo nhận được.
- Kỹ năng: Những kỹ năng trong công việc.
- Thông tin khác: Sở thích, thành tích, hoạt động ngoại khóa,...
Đây sẽ là một cấu trúc phù hợp cho mẫu CV xin việc trái ngành bạn cần triển khai. Những yếu tố có khả năng mang lại lợi thế nên được ưu tiên thể hiện trước để nhà tuyển dụng có sự đánh giá, nhìn nhận khách quan hơn về bạn khi xin việc trái ngành.
Tham khảo thêm: Cách viết CV xin việc trên điện thoại chi tiết và dễ dàng nhất
Thông tin cá nhân là nội dung rất đơn giản nhưng lại là yêu cầu bắt buộc với các mẫu CV xin việc hiện nay. Vì thế với CV xin việc trái ngành thì điều này cũng không hề ngoại lệ.
Bạn sẽ cần đưa ra những thông tin cơ bản như sau: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại, số điện thoại và email. Đây hầu hết là những thông tin hết sức cơ bản về chính bạn, vì thế mà không mất công suy nghĩ phải ghi nội dung thế nào hay trình bày ra sao. Việc của bạn là gạch đầu dòng các thông tin và đảm bảo nó chính xác là được.
Bởi vì là CV xin việc trái ngành nên bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng của bản thân với công việc và vị trí này. Bạn sẽ phát triển bản thân như thế nào với công việc này, những kết quả mà bạn có thể mang đến là gì và liệu bạn có định hướng gắn bó lâu dài hay không?
Bằng những câu văn ngắn gọn nhưng rõ nghĩa, bạn hãy thể hiện được điều đó với nhà tuyển dụng. Mặc dù việc làm trái ngành sẽ có những thách thức, nhưng nó không hề viển vông bởi được tạo dựng trên nền tảng thực tế. Và đây chính là hoài bão cũng như là một lộ trình dài mà bạn đề ra, khao khát để chinh phục.
Một lời khuyên cho bạn đó là hãy đưa ra những kinh nghiệm làm việc liên quan tới vị trí ứng tuyển. Thế nhưng, bạn đang ứng tuyển trái ngành và chưa có kinh nghiệm thì làm sao? Lúc này, các kinh nghiệm của bản thân đã có bạn đều có thể đưa vào trong CV của mình. Tuy nhiên:
- Chọn lọc kỹ lưỡng các kinh nghiệm cho thấy được sự hiệu quả của bản thân trong công việc và càng có sự liên quan tới vị trí ứng tuyển thì càng tốt.
- Các kinh nghiệm được trình bày theo khung thời gian từ hiện tại trở về trước đó.
- Thông tin cần đưa ra trong kinh nghiệm gồm tên công ty, thời gian làm việc, vị trí đảm nhận và mô tả công việc từ 3 - 5 dòng.
- Hãy nêu rõ những công việc bạn đã làm (công việc chính) và những kết quả bạn đạt được. Tối ưu hóa thành tựu bằng những con số thống kê để gia tăng sự tin cậy cũng như ấn tượng tốt hơn trong quá trình cung cấp thông tin.
- Từ những công việc đó, bạn có cho mình kỹ năng gì và đây sẽ là thông tin cập nhật trong phần kỹ năng. Cố gắng chèo lái nội dung để nó liên quan tới công việc trái ngành mà bạn ứng tuyển.
Bạn đang viết CV xin việc trái ngành, thế nên mà không quá lạ khi bằng cấp mà bạn có lại là một chuyên ngành hoàn toàn khác. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên thể hiện thông tin đó trong CV trái ngành của mình.
Cùng với đó, hãy bổ sung thêm các thông tin khác là những chứng chỉ, chứng nhận về các khóa học liên quan mà bạn sở hữu. Điều này sẽ giúp bạn cho nhà tuyển dụng thấy được cơ sở để bạn ứng tuyển trái ngành cũng như sự chuyển đổi công việc của bản thân.
Hãy nêu rõ tên cơ sở đào tạo, chuyên ngành đào tạo, thời gian và xếp loại bằng cấp, chứng chỉ tương ứng. Là những thông tin cơ bản nên bạn cần ghi ngắn gọn, nhưng đảm bảo đầy đủ và rõ ràng.
Đây sẽ là những kỹ năng mà bạn có và nó liên quan, phù hợp với công việc trái ngành của bạn. Bởi kỹ năng là yếu tố thiết yếu để đóng góp nên sự hiệu quả, thành công trong công việc bạn thực hiện. Do vậy mà sở hữu kỹ năng phù hợp là cách để bạn khiến nhà tuyển dụng tin tưởng vào mình hơn.
Đây là thông tin để nhà tuyển dụng có thêm cơ sở đánh giá về bạn. Hãy chắt lọc những thông tin giá trị để CV xin việc trái ngành của bạn trở nên đúng ngành hơn. Những hoạt động ngoại khóa đã tham gia liên quan tới lĩnh vực trái ngành bạn theo đuổi hay những thành tích có được trước đây và nó đúng với công việc trái ngành của bạn,... Hãy thể hiện điều đó trong CV để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mình.
Tham khảo thêm: Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV thế nào để ấn tượng
Trên đây là thông tin chi tiết về cách viết CV xin việc trái ngành. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn tự tin hơn trong hành trình theo đuổi đam mê, chuyển hướng công việc để được làm đúng vị trí mơ ước.